Book Review: Lời từ chối hoàn hảo(The power of a positive no)

Trong cuộc sống, chúng ta luôn muốn từ chối một số điều gì đó mà chúng ta không thích. Lời nói Không có lẽ là không bao giờ là dễ nói. Chúng ta thường nói Có vì nó êm tai và không làm người khác buồn lòng. Thực sự nói Không là một lựa chọn không hề dễ trong cuộc sống chúng ta. Nhưng tôi thường nghe mọi người nói rằng: “Tôi không còn lựa chọn nào khác”. Vâng, “Bạn thực sự có một lựa chọn khác, nhưng do nỗi sợ của bạn quá lớn nên bạn đã đứng yên và an toàn trong các hộp của mình”.

Bạn bè rủ đi cà phê. Bạn bè lâu ngày gặp lại. Bạn có dễ nói lời từ chối? Sếp giao thêm việc cho bạn vì thấy bạn làm được việc và bạn biết đó là cơ hội để bạn thăng tiến. Nhưng liệu nói Có với sếp thì bạn còn thời gian cho gia đình nữa không vì công việc hiện tại đã chiếm hết quỹ thời gian của bạn? Và một lời mời cho một cuộc nhậu cuối tuần của một bạn đồng nghiệp. Liệu nói Không thì họ có buồn không? Nhưng nói Có thì lại ảnh hưởng thời gian cho gia đình bạn?

Lời từ chối hoàn hảo giúp chúng ta nói Không nhưng vẫn có được sự Đồng thuận của người đối diện. Làm sao để đạt được điều đó, cùng đọc tiếp nhé.

Khi đối mặt với một lời mời thì chúng ta thường có ba cách giải quyết như sau. Tôi gọi đó là bẫy ba chữ T:

Thỏa hiệp: Nói Đồng ý nhưng trong lòng lại muốn từ chối

Tấn công: Từ chối thẳng thừng

Tránh né: Không nói gì

Cả ba cách đều không tối ưu. Cách thứ nhất nhằm giữ mối quan hệ. Bạn không muốn người kia buồn nên bạn thỏa hiệp. Nguy hiểm vì bạn không thực sự làm với sự vui vẻ. Cách thứ hai, bạn thể hiện quyền lực của mình nhưng lại làm tan vỡ mối quan hệ vời người kia. Cách thứ ba, bạn không dứt khoát thì vấn đề vẫn còn ở đó.

Do đó, chúng ta cần tìm kiếm một giải pháp tối ưu. Theo tôi đó là Lời từ chối Tích cực. Nói xuất phát vì câu nói:

“Một lời TỪ CHỐI xuất phát từ lời thú tội thật lòng còn tốt hơn và hay hơn một lời chấp nhận chỉ để làm vừa ý hay tệ hơn để tránh phiền hà” – Mahatma Gandhi

Nguyên tắc ở đây là nói theo thứ tự: Có. Không. Có.

Có thứ nhất: nêu chân thành lý do của bạn. Đó là những nguyên tắc của bạn, là những điều quan trọng với bạn. Hãy tạo nên sức mạnh của những nguyên tắc của bạn, hãy dự phòng cho trường hợp xấu nhất nếu bạn từ chối. Nhắc lại nhiều lần nguyên tắc của bạn. Điều đó tạo nên sức mạnh cho bạn để cam kết với chính mình. Bạn là chính bạn, nếu không bạn sẽ bị lôi kéo và bạn đánh mất chính bạn.

Không: nói lời Từ chối chân thành và tôn trọng người đối diện.

Có thứ hai: đề xuất một khả năng đồng thuận: có thể khi khác, lần sau, ngày mai, giải pháp khác, hoặc một lời chúc chân thành, sự tôn trọng với người kia, …

Hãy nói Không một cách Chân thành, Tôn trọng với người đối điện bạn nhé. Nói Không đúng cách thật sự là một khoa học. Hãy nói Không để khẳng định và bảo vệ những gì quan trọng với mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *