Thực sự, ngoài kia có hàng ngàn quyển sách viết về cách để thiết lập, theo đuổi, và đạt được thành công, và một trong số đó thực sự là những quyển sách hay. Bạn có thể không cần đọc toàn bộ một quyển sách. Tôi thích làm mọi thứ đơn giản đi, bởi vì sự đơn giản thực sự có giá trị và hiệu quả- và quan trọng hơn nữa là sự đơn giản phù hợp với triết lý của Slight Edge. Hãy nhớ rằng, “dễ dàng để làm” bạn sẽ khi không đi lạc khi cầm trên tay quyển sách Slight Edge.
Trong khi mọi người có nhiều cách khác nhau để tiếp cận mục tiêu của mình, có bốn bước đơn giản để biến giấc mơ của bạn thành hiện thực.
Cho một giấc mơ:
Bạn phải viết nó xuống, làm cho nó cụ thể và có một deadline.
Bạn phải có một kế hoạch để bắt đầu với nó.
Bạn phải hiểu và trả giá cho giấc mơ của mình.
Bạn phải xem lại nó mỗi ngày.
Bước 1: Viết nó xuống
Một trong những kỹ năng quan trọng mà chúng ta cần làm để đạt được thành công trong thể thao cho đến kinh doanh, sức khoẻ cho đến các mối quan hệ, đó là kỹ năng hình tượng hoá những mục tiêu trong đầu của mình. Hình tượng hoá có nghĩa là chúng ta sẽ tạo nên những bức tranh sống động nhất trong đầu của mình về những thứ chưa xảy ra, nhưng chúng ta biến nó thành những hình ảnh gần gũi và rõ ràng nhất trong đầu của mình.
Hình tượng hoá không đơn giản chỉ vẽ nên những bức tranh trong đầu. Nếu ước mơ hay hoài bão chỉ nằm trong đầu bạn, thì nó chỉ mãi là ước mơ. Hình tượng hoá phải đi đôi với việc biến chúng thành hiện thực. Nó cần được cảm nhận bằng nhiều giác quan của bạn, bạn phải sờ thấy nó, nhìn thấy nó, tưởng tượng ra nó. Nói cách khác, bạn cần viết nó xuống. Vẽ nên những bức tranh và tạo thành một dream board. Đọc nó to lên thì càng tốt. Nhưng ít nhất bạn phải viết nó xuống.
Ước mơ của bạn là gì? Hãy lựa chọn một ước mơ cho mình, bất cứ gì bạn khao khát đạt được. Một công việc lương cao, hay gia đình hạnh phúc, một ngôi nhà thật lộng lẫy, một chiếc xe hơi xìn xò, một đứa con kháu khỉnh,… Hãy chọn một giấc mơ cho riêng mình. Hãy viết xuống năm ước mơ của mình. Ước mơ lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào bạn.

Tốt. Bây giờ hãy thêm thông tin vào cho từng ước mơ của mình để làm cho nó rõ ràng hơn: Nó là gì và khi nào bạn muốn nó.
Và đầu tiên, hãy viết thêm thông tin cho những ước mơ đó. Ví dụ bạn muốn “tự do về tài chính”, thì đó có nghĩa là gì? Bạn muốn bao nhiêu tiền?
Hay bạn muốn mình khoẻ mạnh hơn? Bạn muốn có một sức khoẻ dồi dào như thế nào? Bạn cảm thấy như thế nào? Tinh thần của ban ra sao? Những hoạt động nào mà bạn muốn tham gia. Bạn phải nói ra mình muốn gì? Càng làm cho ước mơ cụ thể, bạn càng dễ thực hiện nó hơn.
Và bây giờ, câu hỏi thứ hai: Khi nào? Những mục tiêu phải có mốc thời gian để hoàn thành nó. Và bạn quay trở lại với từng giấc mơ và đặt câu hỏi “Khi nào bạn hoàn thành nó”.
Bạn có thể nghe về qui tắc Pareto, hay được biết là qui tắc 80/20 nói rằng, 20% nhân viên bán hàng sẽ tạo ra 80% doanh số của công ty. Và đây là một nguyên tắc tương tự trong Slight Edge: 80% những việc ban hoàn thành đến từ 20% thời gian của bạn. Nếu bạn muốn tận dụng tối đa 20% thời gian của mình thì bạn có viết xuống deadline của mình. Bạn luôn sống trong tư tưởng của 80% thời gian còn lại, “Một ngày nào đó, tôi sẽ …”
Hãy lấy một quyển vở và ngồi xuống viết những mục tiêu của mình, biến nó thành những điều rõ ràng nhất có thể, đưa ra một deadline, và bạn sẽ nhanh chóng có được những gì mình muốn.
Bước 2: Bắt đầu với một kế hoạch cụ thể
Đây là bước mà mọi người thường bỏ qua. Bạn cần viết xuống kế hoạch của mình, làm như thế nào để đưa bạn về đích. Hay nói cách khác, một kế hoạch khả khi. Một kế hoạch có khả năng thực hiện. Ý tưởng ở đây là bạn không cần có một kế hoạch hoàn hảo, bạn chỉ cần có hướng đi và kế hoạch thì bạn sẽ bắt đầu xuất phát được.
Bạn phải bắt đầu với một kế hoạch, nhưng kế hoạch ban đầu có thể chưa đưa bạn về đích. Tôi muốn nhấn mạnh lại một lần nữa.
Bạn phải bắt đầu với một kế hoạch, nhưng kế hoạch đó có thể chưa phải là kế hoạch đưa bạn về đích.
Ngạc nhiên? Có gì đó không đúng ở đây? Nếu kế hoạch đó không đưa tôi về đích thì tại sao tôi lại mắc công thiết kế nó. Ý tưởng ở đây là gì? Có phải tôi bắt đầu với một kế hoạch vô nghĩa?
Bạn cần một kế hoạch để bắt đầu. Bởi vì đó là bước đi đầu tiên, cũng giống như bạn cần một đồng xu để bắt đầu gửi tiết kiệm, một em bé cần những bước đi đầu tiên để trước khi biết chạy.
Chúng ta có một sai lầm là cần có một kế hoạch hoàn hảo để bắt đầu. Không có kế hoạch nào là hoàn hảo cả. Về mặt định nghĩa, điều đó là không thể, bởi vì một kế hoạch không phải để đưa bạn về đích mà nó đơn giản chỉ là để bạn bắt đầu xuất phát.
Đó là lý do bạn cần một kế hoạch: nếu bạn không có kế hoạch, bạn sẽ không bắt đầu. Thực sự, nếu bạn đặt quá nhiều tâm huyết cho một kế hoạch, làm cho nó hoàn hảo thì bạn sẽ làm mất đi cơ hội ngay trước mắt.
Hãy làm đi và bạn sẽ có sức mạnh. Nếu bạn muốn nhân đôi sự thành công, thì hãy nhân đôi tỉ lệ thất bại.
Bạn bắt đầu với một kế hoạch, bạn bắt tay vào làm việc và tiếp tục quá trình tự học, tự nâng cao kiến thức của mình, sau đó làm việc và cứ tiếp tục như tiến trình Kaizen của người Nhật Bản: lên kế hoạch, làm, đánh giá lại, sau đó thay đổi và tiếp tục Kaizen. Bạn cần có kế hoạch đầu tiên để tạo nên kế hoạch thứ hai, sau đó kế hoạch thứ ba, thứ tư,…
Thành công là một quá trình thực thi những ý tưởng có giá trị.
Bước 3: Trả giá cho thành công của mình
Aha, đây là mấu chốt! Tôi đã biết nó! Đây là một sự hy sinh lớn lao …. cho nên, tôi phải làm gì đây? Vứt bỏ cái tivi của tôi? Tạm biết tất cả những thứ tiêu khiển vô bổ, hay quên đi tất cả những món ưa thích của mình?
Cơ hội gì, nó không có gì quá to tát. Giống như những thứ khác, chúng ta thường nghĩ những mục tiêu của mình quá lớn. Không, chúng đơn giản lăm. Mặc dù giấc mơ của bạn có lớn, hãy nhớ rằng làm những việc nhỏ, những bước đi thật nhỏ để đến được mục tiêu của mình. Hãy thực hiện những bước đi thật nhỏ, những việc làm thật đơn giản nhất.
Cái giá mà bạn phải đánh đổi cũng ko quá lớn. Bạn không phải trả một triệu đô cho một giấc mơ triệu đô của mình. Bạn có thể chỉ cần chi ra một đồng xu mỗi ngày. Nhưng bạn cần phải hiểu được ý nghĩa của một đồng xu là gì và bạn cần phải chi trả ra sao. Bất kể giấc mơ hay mục tiêu của bạn là gì, bạn luôn phải trả giá cho nó, có nghĩa là bạn cần từ bỏ một thứ gì đó.
Nó có thể là một cái gì đó đơn giản như là từ bỏ một món ăn nhanh để bạn có một sức khoẻ tốt hơn. Hay một thói quen xấu để cải thiện giấc ngủ của mình. Từ bỏ thói quen lướt facebook để dành thời gian đọc sách nhiều hơn.
Tôi còn nhớ khi mà tôi gặp những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống, tôi phải đưa ra những quyết định của mình. Tôi đã từng là một vận động viên của một đội bóng chày. Chúng tôi thi đấu rất tốt. Chúng tôi thi đấu nhiều và dành nhiều giải thưởng quan trọng.
Và sau đó, tôi cảm thấy mình cần làm gì đó để phát triển sự nghiệp của mình hơn. Đó là thời gian tôi bắt đầu ngồi xuống và suy nghĩ những mục tiêu khác của mình. Tôi biết rằng tôi không thể thành công hơn nếu không chịu thay đổi. Tôi cần sự đánh đổi. Đó là quyết định khó khăn với tôi, nhưng tôi đã quyết định rời khỏi đội bóng chày của mình. Bạn bè tôi không tin điều đó. “Mày bỏ đội à” Và tôi nói, “Hey, chúng ta mãi là bạn, nhưng tao cần một mục tiêu khác”
Tôi phải lên kê hoạch và nuôi dưỡng một ước mơ khác của mình.
Hãy nhớ rằng, không có nhiều triệu phú chơi bowling được hơn 100 điểm. Tại sao? Bởi vì họ không dành nhiều thời gian để chơi mà họ tập trung vào xây dựng giấc mơ của mình. Bất cứ bạn trả giá như thế nào, luôn có một cái giá lớn hơn nếu bạn lười biếng. Cái giá cho sự lười biếng lúc nào cũng cao hơn cái giá của sự tuân theo kỹ luật. Chúng ta chỉ cần vài năm để tập trung thành công, nhưng bạn sẽ mất cả đời thất bại nếu mãi lười biếng.
Một lần nữa có hai con đường để bạn lựa chọn:
- Một là, cứ mãi lười biếng, lướt facebook, xem quá nhiều kênh giải trí trên Youtube, ăn chơi phá sức khoẻ để rồi thất bại cả đời. Cái giá phải trả là không thể chi trả cho tiền nhà, tiền điện, tiền ăn, … hằng tháng đến.
- Hai là, tập trung hết nguồn lực, ngồi xuống vẽ ra những mục tiêu của mình, làm nó bằng được, tuân thủ kỷ luật, không ngừng học hỏi, học tập, … để có một công việc thu nhập ổn định. Cái giá phải trả ở đây có thể chỉ cần 5-6 năm gì đó, bạn vất vả lao động. Bạn chỉ cần một vài năm để có một công việc vững chắc và thế là bạn sẽ có cuộc sống nhẹ nhàng hơn trong suốt thời gian còn lại.
Giữa lười biếng và siêng năng luôn có một cái giá phải trả. Mà như bạn thấy đó, cái giá phải trả cho sự lười biếng đắt hơn rất nhiều lần so với sự cần cù, siêng năng lao động.
Bước 4: Xem nó mỗi ngày
Một trong những lí do mà bạn cần viết mục tiêu xuống đó là bạn có thể xem lại và đọc nó mỗi ngày. Lý do bạn cần đọc nó mỗi ngày cũng giống như lý do bạn cần làm quen với những người tích cực trong công ty. Bạn cần chống lại lực hút của những thứ tiêu cực.
Hãy để kế hoạch của bạn bên mình, nhìn nó mỗi ngày. Bộ não của bạn phức tạp hơn bạn nghĩ, nó phức tạp hơn cả những máy tính lớn nhất trên thế giới, và tiềm thức là sức mạnh của bạn.
Hãy rằng bao nhiêu lần bạn nghe câu “No” trước khi bạn bước vào lớp 1. Có thể là hơn 40,000 lần No – nhưng chỉ có thể 5,000 bạn nghe câu “Yes”. Bộ não của bạn đã tiếp thu quá nhiều từ “No” được hiểu là “Bạn không thể làm được … Nó sẽ không hoạt động… Điều đó là không thể…Nên đừng cố gắng nữa” Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với hàng ngàn lời chỉ trích, chê bai, phàn nàn, … để đi tới được thành công. Nếu bạn không là người giỏi chịu đựng những gach đá, hay những lời bàn lùi, bạn sẽ không thể thành công.
Và chúng ta không thể thay đổi quá khứ, không thể quay trở lại tuổi thơ của mình. Những gì chúng ta cần làm là hãy làm bạn với những lời “Yes” nhiều hơn nữa. Hãy tin tưởng rằng ước mơ có bạn có thể thành hiện thưc, nó là có thưc, nó là có thực.
Bạn vẽ ước mơ của mình trên giấy, làm cho nó trung thực và gần gũi nhất, có kế hoạch rõ ràng, đó là bạn đang nói “Yes” với ước mơ của mình.Tiềm thức của bạn sẽ luôn ghi nhớ khi bạn nói “Yes! Yes! Yes! Yes! Yes! Yes! Yes! Yes!”
Đây là điều đặc biệt- tôi đã nhìn thấy nó rất nhiều lần: khi bạn có một mục tiêu, cuộc sống của bạn sẽ được sắp xếp lại, những sự kiện sẽ bắt đầu để đưa bạn tới mục tiêu của mình. Khi bạn có một mục tiêu cụ thể, và xem nó mỗi ngày, tiềm thức sẽ ghi nhớ và tìm nhiều biện pháp giúp bạn đạt được mục tiêu. Nếu bạn có một nhận thức đúng đắn của Slight Edge, bạn sẽ tìm ra những hành động đúng đắn, và lặp lại những hành động đó,… sẽ tạo nên một chuỗi sự kiện trong cuộc sống của bạn, bao gồm cả những tình huống mà bạn không thể biết trước sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu.
Để cho bạn một ví dụ, đây là câu chuyện có thật khi mà tôi xây dựng hệ thống bán hàng và phân phối lớn nhất nước Đức của công ty trước đây của tôi. Sau đó, nó trở thành một trong những tô chức lớn nhất châu Âu và thành công nhất tại đây.
Tóm tắt
Có 4 bước để biến ước mơ của bạn thành hiện thực:
Bạn phải viết nó xuống, làm cho nó cụ thể và có một deadline.
Bạn phải có một kế hoạch để bắt đầu với nó.
Bạn phải hiểu và trả giá cho giấc mơ của mình.
Bạn phải xem lại nó mỗi ngày.